Hưng Yên: Quản lý việc lắp thiết bị giám sát hành trình trên ô tô kinh doanh vận tải
Từ ngày 1.7.2013, việc
xử phạt những lỗi liên quan đến thiết bị giám sát hành trình (GSHT) bắt
đầu có hiệu lực. Theo đó, xe ô tô vận tải hành khách, hàng hóa
(container) không lắp thiết bị GSHT hoặc có lắp đặt thiet bi dinh vi nhưng không
hoạt động, không phù hợp với quy chuẩn sẽ bị xử phạt tiền từ 2- 3 triệu
đồng, doanh nghiệp có 20% số phương tiện chạy quá tốc độ sẽ bị tước
giấy phép kinh doanh...
Thiết bị GSHT là thiết bị dinh vi oto , dinh vi xe hoi có chức năng ghi và lưu trữ các thông tin
liên quan đến vận hành của xe trong một khoảng thời gian nhất định.
Thiết bị GSHT của xe phải được cơ quan chức năng đăng kiểm kiểm định
theo quy định và phải cập nhật liên tục, lưu trữ đầy đủ các thông tin cơ
bản như: hành trình xe chạy; tốc độ vận hành; số lần và thời gian dừng
đỗ, đóng, mở cửa xe; thời gian lái xe. Các loại phương tiện bắt buộc lắp
thiết bị GSHT bao gồm: ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định, ô tô
vận tải hành khách bằng xe buýt, ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng,
ô tô vận tải khách du lịch và ô tô vận tải hàng hóa bằng container.
Thông qua thiết bị GSHT, cơ quan chức năng cũng như doanh nghiệp vận tải
thuận lợi hơn trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các phương
tiện trong suốt hành trình trên tuyến. Các thông số ghi được từ thiết bị
GSHT sẽ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu, từ đó bất cứ lúc nào đơn vị
vận tải cũng có thể quản lý, GSHT và chấn chỉnh được vi phạm của lái xe.
Thiết bị GSHT giúp cơ quan chức năng dễ dàng quản lý việc chấp hành các
quy định về trật tự an toàn giao thông và xác định được nguyên nhân khi
xảy ra tai nạn giao thông.
Theo số liệu thống kê của Sở Giao
thông vận tải (GTVT), toàn tỉnh hiện có 59 cá nhân, doanh nghiệp được
cấp giấy phép kinh doanh vận tải, trong đó có 39 đơn vị kinh doanh vận
tải hành khách và hàng hóa (container), với 326 phương tiện phải lắp
thiết bị GSHT theo quy định. Đến nay, 100% các phương tiện này đã lắp
đặt thiết bị GSHT. Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các đơn vị kinh
doanh vận tải và phát huy hiệu quả hoạt động của các thiết bị GSHT, các
ngành chức năng đang tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, xử lý
những đơn vị vi phạm. Trong thời gian qua, Sở GTVT đã có văn bản hướng
dẫn, chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải lắp đặt, vận hành thiết bị
GSHT, tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phát tài liệu và hướng dẫn thực
hiện đối với các đơn vị kinh doanh vận tải về Luật Giao thông đường bộ
và các văn bản khác có liên quan. Đồng thời tổ chức ký cam kết bảo đảm
trật tự an toàn giao thông giữa 36 doanh nghiệp vận tải hành khách, hàng
hóa trên địa bàn tỉnh với các ngành chức năng trong tỉnh, trong đó,
nhấn mạnh việc lắp đặt thiết bị GSHT.
Thời gian qua, qua theo dõi, kiểm tra
việc duy trì hoạt động các thiết bị GSHT của các doanh nghiệp vận tải do
Sở GTVT thực hiện cho thấy đa số các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh
vận tải đã duy trì tốt, phát huy hiệu quả những tác dụng của thiết bị
GSHT. Tuy nhiên, thực tế lắp đặt và khai thác thiết bị này vẫn còn một
số hạn chế về cả thiết bị và con người. Để nắm bắt đầy đủ các thông số
của thiết bị GSHT và quản lý sát sao hoạt động của lái xe, phương tiện
thì các doanh nghiệp vận tải phải thành lập thêm bộ phận quản lý tại văn
phòng và phải có người theo dõi liên tục. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có
15 đơn vị đại diện cung cấp thiết bị GSHT của các doanh nghiệp có trụ
sở tại Hà Nội. Các đại lý này thường tìm đến các doanh nghiệp, các chủ
xe để tư vấn, mời chào chủ xe mua thiết bị của họ. Tuy nhiên, do không
có trụ sở tại Hưng Yên nên việc bảo hành, sửa chữa thiết bị khi có sự cố
hoặc hư hỏng thường chậm trễ, thậm chí một số đơn vị khi nhận được yêu
cầu sửa chữa thì cố tình trốn tránh.
|
Xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định,
xe buýt là hai trong số năm loại phương tiện kinh doanh vận tải bắt buộc
phải lắp thiết bị GSHT khi tham gia giao thông |
Ông Doãn Trung Hội, Giám đốc công ty TNHH Vận tải hành khách Phù Cừ nói:
“Doanh nghiệp chúng tôi có tổng số 24 xe vận tải hành khách từ 16- 40
chỗ, chủ yếu chạy các tuyến đường dài là Hải Phòng, Quảng Ninh, Sơn La,
Hòa Bình, Đắc Nông, Phú Yên. Toàn bộ số phương tiện này đã được lắp
thiết bị GSHT từ năm 2011 với giá 5 triệu đồng/chiếc. Từ khi có thiết bị
GSHT việc quản lý phương tiện vận tải trở nên đơn giản hơn bởi chỉ cần
ngồi tại văn phòng, tôi cũng có thể kiểm tra được hoạt động của từng xe.
Bản thân người lái xe cũng dựa trên thiết bị giám sát để nâng cao ý
thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, bảo đảm ATGT cho hành khách.
Hiệu quả là vậy nhưng đưa vào hoạt động vẫn còn nhiều khó khăn. Do trên
thị trường có nhiều nhà cung cấp thiết bị GSHT với những gói dịch vụ
khác nhau nên chúng tôi không biết sản phẩm nào chất lượng. Và khi thiết
bị xảy ra sự cố, hư hỏng thì nhà cung cấp khắc phục chậm, có khi đến
vài ba ngày. Mà như vậy thì phương tiện không hoạt động được sẽ thiệt
thòi cho doanh nghiệp. Vì vậy chúng tôi rất mong có hướng dẫn cụ thể của
cơ quan chức năng để tiếp cận được với những đơn vị cung cấp dịch vụ
chất lượng”.
Ông Nguyễn Đức Đoàn, Phó trưởng phòng
Quản lý vận tải, Sở GTVT cho biết: Đơn vị vận tải nào không chấp hành
quy định lắp đặt thiết bị GSHT trên ô tô thì Sở GTVT không cấp giấy phép
kinh doanh vận tải và đình chỉ hoạt động đối với phương tiện đó. Ngoài
ra, từ 1.7.2012, Cục Đăng kiểm và Sở GTVT đã chỉ đạo Trung tâm Đăng
kiểm không kiểm định cho ô tô đã tới thời hạn vào kiểm định nhưng chưa
lắp thiết bị GSHT. Và qua kiểm tra nếu Ban quản lý bến xe, bến thủy phát
hiện phương tiện nào không lắp thiết bị GSHT sẽ không cho xe xuất bến.
Mặc dù chưa bị xử phạt nhưng với các quy định rõ ràng về lắp đặt thiết
bị GSHT như trên nên thời gian qua các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn
tỉnh đều thực hiện nghiêm túc. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục
siết chặt kiểm tra, giám sát việc lắp đặt và khai thác thiết bị này trên
hệ thống xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa nhằm góp phần
tăng cường, phát huy hiệu quả của thiết bị, nâng cao ý thức chấp hành
của lái xe và đơn vị kinh doanh vận tải.
Hương Giang